Bungou Stray Dogs Odasaku và Dazai meta

Tác giả với người đọc: cảm thông và phản kháng

BEAST manga chapter 2

Giới thiệu và thanh minh

Nguồn: (1) AlSiP/铝硅磷 (2) AlSiP/铝硅磷

Beta-read bởi Cam và Ant.

Người dịch đã có sự cho phép của tác giả. Người dịch tự nhận không thông thạo tiếng Việt nên trong quá trình dịch còn khá nhiều thiếu sót. Mạn phép sử dụng Dark Era nguyên văn tiếng Anh để gọi tắt thời kỳ Dazai còn làm việc cho Mafia Cảng, đồng thời cũng chỉ tiểu thuyết Dazai Osamu and the Dark Era.

Meta là một thuật ngữ trong fandom chỉ chung các thảo luận, phân tích về canon (bao gồm nhưng không giới hạn: mọi sáng tác phi giả tưởng do fan viết về nhân vật, tác phẩm gốc, các mối quan hệ thậm chí chính fandom).

Canon trong văn hóa fandom là những sự thực, khái niệm chính thống (official), đồng thời là nền tảng của tác phẩm gốc, và trong nhiều trường hợp có thể hiểu Canon chính là chỉ tác phẩm gốc.

Bài viết gốc không có nhiều chú giải, nhưng người dịch mạn phép thêm một danh sách đọc tham khảo vào một post riêng trong topic này, nếu người đọc nào muốn tìm hiểu sâu hơn về bài phân tích này có thể đọc thêm. Cũng mong người đọc mang tâm thế đọc một bài phân tích, một bài luận khi xem bản dịch này, vì đây là một bài meta analysis chứ không đơn thuần là phỏng đoán hay thảo luận chia sẻ headcanon.

Cảnh báo: Có sử dụng nhiều thuật ngữ triết học, phê bình văn học. Spoiler đến tập 3 tiểu thuyết Bungou Stray Dogs nói riêng và manga, anime Bungou Stray Dogs nói chung. Bài rất dài (nguyên văn hơn mười nghìn chữ), hơn nữa đây là meta nên cá nhân mạn phép không sử dụng hình ảnh minh họa như review/preview thông thường.

Thanh minh: Nguyên văn được tách ra chia làm hai bài viết để đăng trên blog cá nhân tác giả, bản dịch được gộp vào để tiện theo dõi hơn. Cả người dịch và người viết đều không nghĩ rằng chỉ dùng đối trọng tình yêu – tình bạn bình phán Dazai và Oda là đủ. Cá nhân người dịch thiên hướng Dazai/Oda nhưng đã cố hết sức khách quan trong quá trình dịch và không mang (hoặc mang ít nhất có thể) cái nhìn thiên hướng này vào bản dịch. Nếu người đọc không đủ kiên nhẫn và tin tưởng để đọc bản dịch này, mong các bạn có thể đọc bản gốc và ủng hộ người viết, vì đây thực sự là một bài phân tích chi tiết và đáng đọc, bất cứ ai thích Odasaku và Dazai đều không nên bỏ qua. Mọi sai sót còn lại trong bài dịch (bao gồm nhưng không giới hạn: lỗi dịch thuật, lỗi chính tả, vân vân) là của người dịch, một lần nữa cảm ơn Ant và Cam đã đồng hành cùng mình trong quá trình dịch bài này, cảm ơn AlSiP/铝硅磷 rất nhiều vì đã viết một bài meta xuất sắc.

Bungou Stray Dogs & Nhân vật thuộc về các bên tác giả tương ứng, nội dung bài meta này thuộc về tác giả AlSiP/铝硅磷, chỉ có bản dịch tiếng Việt là thuộc về mình, xin vui lòng không mang bài dịch này đi bất cứ đâu nếu không có sự cho phép của mình.

Tác giả với người đọc: cảm thông và phản kháng (1)

Cá nhân tôi đánh giá các phần của Bungou không tương đồng. Phần tôi thích nhất trong truyện tranh là khi Atsushi đánh nhau với Akutagawa trên thuyền, Fyodor vs. A, thân thế của cha mẹ Kyoka được bật mí. Mà light novel của Bungou hiện tại đã ra đến tập sáu, nhưng quyển thứ hai vẫn là đỉnh cao trong lòng tôi. Lần này tôi không luận về Bungou, cũng không bàn quyển thứ hai, tôi chỉ muốn nói về Odasaku và Dazai. Ngòi bút của tôi không mang thiên hướng chèo ship cp, dù bài viết có tag Oda×Dazai/Dazai×Oda/OdaDazaiOda thì ràng buộc giữa họ vượt xa ship cp.

Quan hệ giữa hai người tuy không quá đỗi thân thiết, nhưng cũng không như Odasaku từng tự thuật, rằng họ xa cách tựa “chiến hữu không thân sưởi ấm bên lửa trại”. Trên thực tế, dùng đối trọng thân – xa hoặc là tình bạn – tình yêu để khái quát quan hệ hai người thật sự là quá đỗi hời hợt.

Cho nên tôi chia sẻ bài meta – phân tích này. Meta ở đây ý chỉ, tôi cho rằng Dark Era là một tiểu thuyết viết về tiểu thuyết. Tôi cho rằng Odasaku và Dazai Osamu là ràng buộc giữa tác giả và người đọc.

Theo trục thời gian, ở Dark Era hay pre-Canon của truyện tranh Bungou, “Trật tự” cực kỳ quan trọng. Nếu Mori Ōgai muốn mưu sát tiền thủ lĩnh – kẻ hết lòng vì hiệu quả và ích lợi, vậy ông ta càng phải ỷ lại công cụ lý tính. Công cụ lý tính mâu thuẫn với giá trị lý tính[1], nó sẽ không để ý ông làm gì, mang đến hậu quả như nào, nó chỉ quan tâm ông hoàn thành mục tiêu bằng cách nào, hiệu suất cao hay không. Tương đồng, giám đốc Sở Nội vụ Taneda chính là một ví dụ điển hình của hệ Lawful Good nhưng phần Lawful – trật tự nặng hơn phần Good – thiện lương, truyện tranh cũng đã chứng minh điểm này. Động cơ của Taneda trong Dark Era không vì mục đích cá nhân, ông chỉ muốn giải quyết tổ chức phi pháp Mafia Cảng. Kết quả là, bất luận Mori trong tối hay Taneda ngoài sáng, thực tế đều là nhân vật chưa đủ chiều sâu. Động cơ của bọn họ khá thiển cận, tình cảm của họ không được bộc lộ quá sâu sắc, kế hoạch trên miệng và việc làm trong tay đều quá mức nhất quán, họ khuyết thiếu mâu thuẫn tự thân. 

Chúng ta có thể coi thiếu niên Dazai tựa như độc giả của “Truyền kỳ Mafia Cảng với Mori Ōgai là vai chính”. Là một trong số những nhân vật thông minh nhất của Bungou, Dazai từ nhỏ đã được đánh giá là “không thể nhìn thấu”, “nguy hiểm”, “cực kỳ bình tĩnh”. Có thể bạn cảm thấy đây là aura nhân vật chính Asagiri tròng lên Dazai, sự thật cũng đích thị như vậy, bởi vì khác biệt lớn nhất giữa Dazai và Hirotsu Ryūrō, Nakahara Chūya, Sakaguchi Ango, không phải chênh lệch về trí thông minh, mà do anh đến từ chiều không gian cao hơn.

Người đọc có thể dễ dàng đưa ra giải thích hợp lý cho hành vi của những nhân vật khác. Mở đầu Dark Era, Dazai quan sát túi xách của Ango, hồi ức về sự bất hợp lý trong lý lịch của Ango. Ango phải chăng là lựa chọn đánh lạc hướng? Asagiri hoàn toàn có thể viết như vậy, Sở Nội vụ có thể phái nhân vật vô danh X tới theo dõi Odasaku, tới liên hệ Gide; nhưng Dazai cảm thấy bạn mình có điều không ổn, thế là Ango trở thành nhân vật không ổn. Dazai vạch trần thân phận của Ango, vì lẽ đó suất diễn của Ango phần sau Dark Era chỉ sót lại toát mồ hôi lạnh đôn đáo giữa Taneda và Mori Ōgai.

Độc giả chủ đạo giá trị quan phán đoán những nhân vật khác, họ có thể chọn nhân vật nào tại trích đoạn cốt truyện tương đối trọng yếu, ai không trọng yếu. Dazai và Nakahara ghét nhau như chó với mèo, nên Nakahara cũng cực khéo đi công tác. Dazai cảm thấy Akutagawa chưa đủ thành thục làm một chiến sỹ, vậy nên Akutagawa không thể trở thành đối thủ của Gide. Quan trọng nhất, độc giả có thể gấp cuốn sách lại và chào tạm biệt câu chuyện đương đọc dở dang bất cứ khi nào họ muốn; dù sau đó câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, nhưng nó đã mất đi tầm quan trọng vốn có.

Như vậy xem ra, ta có thể giải nghĩa khuynh hướng tự sát của Dazai là tâm trạng của độc giả đương lúc theo dõi tiểu thuyết: diễn biến của câu chuyện quá dễ đoán, nhân vật chính không có chiều sâu cũng chẳng có phát triển; cuốn sách chán ngắt khiến họ chỉ muốn quẳng ngay đi. Mà với các nhân vật của truyện, còn ai so người đọc có thể thoải mái nhìn thấu bọn họ, bình phán bọn họ, tùy ý vứt bỏ bọn họ, càng “không thể nhìn thấu”, càng “nguy hiểm” sao? Bất kể trong cốt truyện bọn họ tổn thương cỡ nào, độc giả đều không mất gì dù chỉ một sợi lông; thậm chí tùy tình huống mà hí hửng ngả lưng sô pha, nhìn bọn họ khiêu vũ trên bụi gai tóe máu. Còn có người so độc giả càng thêm “bình tĩnh đến kì quái” sao.

Lại nói về Odasaku. Trước khi biết về quá khứ của anh, mỗi nhân vật tiếp xúc với Odasaku đều có ấn tượng đầu tiên như thế nào? “Người này sẽ không trào phúng[2].”

Trong truyện, chúng ta có thể hiểu rằng, Odasaku không thích can thiệp vào cách người khác sinh tồn, không tùy tiện phán đoán giá trị quan của từng người. Nếu anh bị cuốn vào tranh chấp cá nhân, đó tuyệt nhiên không phải chủ ý của anh. Định vị của Odasaku ở Mafia Cảng chính là mâu thuẫn: anh là thành viên tầng dưới chót, rồi lại là cái “tiệm vạn năng”[3], cũng chính là đa tài, chuyện gì cũng có thể giải quyết. Năng lực của anh rõ ràng cao hơn thực quyền của anh. Anh còn có thể nhìn trước tương lai mấy giây. Không khó nhận ra, tình cảnh của Odasaku khá tương đồng với một tác giả trẻ vừa mới bắt tay vào viết tiểu thuyết. Vị tác giả trẻ ấy không dám can thiệp ngang xương vào hướng đi của nhân vật, bởi nhân vật sẽ bị OOC. Hắn được biết, tốt hơn hết là đừng nên phân chia nhân vật thành ba bảy loại xét trên phạm trù đạo đức, vì tiểu thuyết không phải sách giáo khoa GDCD; tác giả hiếm khi cùng nhân vật của mình quyết liệt, vì đó có thể ảnh hưởng tới tâm trạng sáng tác của hắn, mà đối với các tác giả còn non nớt, việc này đồng nghĩa với toàn bộ tiến triển cốt truyện khả năng sẽ bị liên lụy; quan trọng nhất, tác giả tiểu thuyết hiện đại không thể trắng trợn và táo bạo đứng tại trung tâm cốt truyện được, hắn cần phải giấu mình trong một góc, tựa như Raphael tự họa bản thân thành quần chúng trong Trường Athena, lẳng lặng xem thần tiên tranh chấp, dù cho hắn tự biết bản thân có át chủ bài đủ để thay đổi thế cục. Vì sao tôi cho rằng Odasaku là một vị tác gia tân sinh non nớt? Bởi vì khi anh sáng tác dù có dàn ý (Odasaku lên kế hoạch sẵn cho tương lai của bản thân). Song, dàn ý dù có chi tiết đến mấy cũng thay thế không nổi cốt truyện; khi viết xong một phân cảnh chương đầu tiên, quyết định một phép tu từ, anh còn không thể tưởng tượng cảnh A chương mười bảy, phép tu từ X nên xử lý ra sao; điều xa nhất anh ấy có thể biết trước được chỉ là chương hai hoặc chương ba.

Bạn có thể sẽ phản bác rằng Yokohama không phải do Odasaku tạo ra. Đích xác không phải, nhưng Odasaku từng gặp được một “người quyết định” – chi phối “Trật tự” của cả Sở Nội vụ lẫn Mafia Cảng: Tác giả tiểu thuyết chưa hoàn thành – Natsume Sōseki. Từ sau khi gặp Natsume Sōseki, Odasaku đã kế thừa nguyện vọng “tiếp tục sáng tác” của ông theo nghĩa đen. Chúng ta còn chẳng thể chắc chắn rằng bạn mèo giúp Buraiha chụp ảnh trong Dark Era là Natsume Sōseki. Có lẽ đó chẳng qua là một con mèo nom giống Natsume Sōseki khi dùng dị năng hóa mèo mà thôi. Nhưng nếu theo ngôi thứ nhất Odasaku, anh thấy được con mèo đang nhìn chằm chằm anh, chụp ảnh cho anh, chúng ta cũng không ngại mà lý giải rằng: cả khi Odasaku tán gẫu hay uống rượu với Ango và Dazai, anh cũng chưa từng quên sứ mệnh làm tác gia của mình. Thứ anh muốn viết, không chỉ là phần tiếp của một quyển tiểu thuyết đã ngừng xuất bản, mà còn là thảy tương lai của Yokohama.

Đọc đến đây chỉ sợ có người muốn nói, phải chăng Dark Era là một quyển tiểu thuyết tự sự “Cái chết của tác giả” (Roland Barthes)? Khoan hãy kết luận, trước hết ta cần xem xét dưới ngòi bút của Asagiri, tác giả và người đọc tương tác với nhau ra sao.

[tbc]


Tác giả với người đọc: cảm thông và phản kháng (2)

Lần này tôi cũng nói trước kết luận: Dark Era không đơn giản kể về Cái chết của tác giả, mà càng nhiều là về “Thất bại của tác giả”, “Gian khổ của tác giả”. Vì cái gì tôi dùng “không đơn giản”, hồi sau sẽ rõ.

1, Tác giả chưa chết.

Cái gọi là “Cái chết của tác giả” không có ý chỉ cơ thể sinh học của một tiểu thuyết gia – thứ cuối cùng đều sẽ tiến tới tử vong thật sự – mà mang hàm nghĩa chỉ việc khi phê bình văn học, người ta sẽ để ý đến bản chất tác phẩm ra sao, chứ không phải hoàn cảnh tạo ra tác phẩm hay cuộc đời của tác giả, mục đích sáng tác của hắn, thậm chí lời bình của hắn về chính tác phẩm cũng không quan trọng và không nằm trong phạm vi phê bình.

Song, về phía Odasaku, tác phẩm của anh trên thực tế – hồi sau của tiểu thuyết được sáng tác bởi Natsume Sōseki – luôn là thứ anh muốn viết nhưng chưa kịp đặt bút, là một mục tiêu xa xôi. Nếu Asagiri chỉ muốn nhân vật có mục tiêu kiểu “Thơ và phương xa”[4], như vậy “Tôi muốn viết tiểu thuyết” và “Tôi muốn đoàn tụ với người nhà thất lạc” thậm chí “Tôi muốn tỏ tình với người tôi yêu thầm” đều không có nhiều khác biệt. Lại so sánh với tác phẩm trên danh nghĩa của Odasaku – truyện ký Mafia Cảng, tự sự Yokohama – mọi thứ đều diễn ra ngang tầm với sinh hoạt cá nhân của anh; chính ra tiêu đề “Bungou Stray Dogs” có thể bị cắt nghĩa là “tựa như chó hoang – kẻ không màng tất thảy mà sinh tồn – cho dù không sáng tác văn chương, nhưng vẫn có tinh thần văn hào”. Suy cho cùng, nếu coi Odasaku là “tác giả”, ngược lại phủ định khái niệm “Cái chết của tác giả”.

2, Thất bại của tác giả

2.1,

Trước hết cần làm rõ một điểm: tôi cho rằng Odasaku của Bungou Stray Dogs là một loại đại diện cho “tiểu thuyết gia”, nhưng anh không phải loa phát thanh của Asagiri trong BSD. Anh không đại biểu cho một tiểu thuyết gia cụ thể, mà là biểu tượng cho khái niệm “Tiểu thuyết gia”. Từ tương tác giữa bối cảnh Bungou Stray Dogs với phản ứng của nhân vật Odasaku, Asagiri đánh giá hiện trạng của tiểu thuyết gia. Hình tượng “người đọc” Dazai cũng tương tự: nhân vật này không hề thay thế thân phận người đọc của bạn, hắn đại biểu khái niệm độc giả, hoặc là nói tình trạng của một lớp độc giả.

“Thất bại của tác giả” có thể có nhiều mặt: muốn đắp nặn nhân vật thú vị, kết quả lại viết ra nhân vật nông cạn không chiều sâu, muốn viết thế giới công chính an bình, kết quả viết ra thế giới ồn ào bất ổn lại còn tràn lan tính phê phán, động cơ sáng tác bị chính bản thân nghi ngờ thậm chí phủ định. Tất cả những thất bại trên, Odasaku đều trải qua.

Đầu tiên xét về nhân vật. Trước tôi từng viết: hết thảy động cơ của Mori Ōgai hay Taneda đều quá mức nhất quán, khuyết thiếu mâu thuẫn tự thân, khiến cho nhân vật thiếu tính lập thể. Mà khả năng làm tác giả của Odasaku khiến cho các nhân vật tương quan với anh đều có phát triển rõ ràng. 

Ví dụ điển hình là Ango. Tuy vai trò của anh trong Dark Era không nổi bật bằng hai người bạn còn lại, nhưng có thể nói rằng nếu không có tiểu thuyết Dark Era, nếu không có lời kể của Odasaku, nhân vật Ango sẽ không thể trở lên lập thể. Nếu Odasaku và Dazai không hề phát hiện Ango đang ghi chép thân thế của hàng loạt người tử vong, nếu Odasaku không biết Ango mất tích, đi tìm anh ta, mở trói cho anh ta, mạo hiểm nổ bom cũng kéo anh ta trốn, nếu Odasaku không cầm lấy quả cầu temari và nghe thấy Ango xin lỗi, nếu Ango bị Dazai lật tẩy không có Odasaku bên cạnh, Odasaku không thấy Ango rời bar Lupin thất thểu nặng nề nhường nào, thì biểu hiện của Ango trong manga sẽ không còn chút bản sắc; việc Ango làm cũng có thể bị thay thế bởi Mizuki, giám đốc Taneda hoặc là do chỉnh thể tổ chức Sở nội vụ đứng đằng sau. 

Chú ý, yếu điểm đoạn này không phải “Ango cần có một quá khứ”, mà là “Quá khứ này cần được tự thuật bởi Odasaku”.

Dark Era cũng có phần được kể dưới ngôi thứ ba, nhưng cốt truyện của Ango, ngoài đoạn cuối toát mồ hôi làm trung gian cho Taneda và Mori đàm phán, tất cả đều dưới lời kể của Odasaku. Với việc Ango nằm vùng, Dazai là người đứng xem nhạy bén, Taneda là cấp trên và người sử dụng, Mori Ōgai là kẻ dung túng đã sớm nhìn rõ nhưng không hề e ngại, hội Gide là kẻ lợi dụng đi nhờ thuyền, mà Odasaku là người bị hại gián tiếp. Odasaku là người có lý do chính đáng nhất để ghim Ango, nhưng kể cả khi độc thoại, anh cũng không hề làm rõ tha thứ hay căm ghét Ango, ngược lại anh kể chuyện đương lúc mới quen Ango đến khi cáo biệt: khách quan từ đầu đến cuối. Thực ra không cần anh nói rõ, bản thân lời kể đã đủ chất chứa tình cảm.

Tất nhiên tự thuật của Odasaku vẫn có lỗ hổng, tỷ như đoạn cuối phần giới thiệu Dark Era, Odasaku nói: “Bởi vì mấy ngày sau, một người trong số chúng tôi vĩnh biệt cõi đời”. Điều này không phù hợp quy luật của người tự thuật, bởi vì không ai có thể tự thuật cái chết của bản thân. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá phần kể về Ango, ta sẽ phát hiện Odasaku sở hữu những phẩm chất đặc thù của người kể chuyện: quan sát, bày ra tính đa diện của nhân vật, công bằng, bình tĩnh, tự sự mà không can thiệp; ẩn sau chính là một dạng chủ nghĩa nhân văn, một kiểu thông cảm “người làm vậy chắc hẳn có lý do riêng, do đó ta không hiếu kỳ”.

Những phẩm chất này của người kể chuyện, trước mặt André Gide, lại lần lượt bị nghi ngờ. 

2.2, Gide – đương nhân vật than khóc với tác giả.

André Gide là ai? Anh hùng mạt lộ. Hoặc một gã “lính già muốn chết”, quyết định ra sao tùy thuộc vào việc bạn có thích gã hay không. Sau đó thì sao?

Chấm hết.

Người ta hay nói, mỗi câu chuyện hay cần một nhân vật phản diện vừa đẹp vừa có duyên, mà tiểu thuyết Dark Era, hoặc là nói chỉnh thể Bungou Stray Dogs, có một điểm yếu chí mạng là: mặc kệ nhân vật chính là ai, tính lập thể của vai phản diện luôn bạc nhược hơn; họ gần như không bao giờ có mạch truyện riêng, rất dễ bị coi thành phân nhánh cốt truyện của nhân vật chính. Nếu so sánh thiết lập tính cách và động cơ, Gide trừ bỏ định vị là vai phản diện của câu chuyện thì cũng hời hợt y như Mori Ōgai và Taneda. Thử tưởng tượng nếu Gide không hề có dị năng tương tự Odasaku, gã không hơn gì một kẻ vô danh công kích Yokohama – một nhân vật boss sinh ra chỉ để chứng minh sức mạnh của Odasaku. 

Nhưng điểm sáng của Dark Era nằm ở chỗ, thông qua hành động của Gide và phản ứng của Odasaku, nó bình phán hiện tượng này: Gide là một nhân vật hời hợt, nhưng nhân vật này lại khiêu chiến vai trò tiểu thuyết gia mà Odasaku đại diện.

Odasaku là người duy nhất có khả năng tạo ra skill singularity với Gide. Người duy nhất có thể đọc được quá khứ của Gide và bắt được điểm sáng của nhân vật này, cũng như khiến vai phản diện nông cạn lột xác thành nhân vật lôi cuốn chỉ có thể là tác giả.

Tôi cho rằng theo một cách nào đó Gide đã chạm vào Bức tường thứ tư – The Fourth Wall. Gã biết rõ bản thân chỉ có thể là vai ác trong “Tự sự Yokohama”, là phản diện dính đầy máu tươi trước một vị mafia không giết người, nhưng trên hết thảy, gã biết bản thân chỉ là một nhân vật. Gã không sợ chết, chẳng bởi vì gã thân kinh bách chiến, mà do gã biết rõ chính mình vốn dĩ không hề tồn tại.

“Bóng ma màu xám” không chỉ là tự giễu bất đắc dĩ của Gide, còn là tượng trưng cho hoài nghi của nhân vật với tính tồn tại.

Trong cốt truyện, nguyên nhân chính đằng sau việc Gide thành nhân vật phản diện không hề là khuynh hướng tự sát của gã (nếu thế Dazai cũng là phản diện), mà là việc gã muốn lãng mạn hóa việc tự sát của bản thân. Muốn chết, nhưng lại ngại tự sát mà thích hy sinh vì nhiệm vụ, nội tâm bị giày vò bởi tinh thần nghề nghiệp, nhưng nghề của gã lại vừa khéo là quân nhân. Gã cần can thiệp bằng bạo lực. Với tính mạng của số ít, gã không thể care. Khi Odasaku bắt sóng độc thoại nội tâm của Gide, câu đầu tiên gã nói chính là, “Ta là anh hùng”. Ngày hôm qua trong hồi ký anh hùng, gã đột phá thành lũy quân địch, ngày hôm nay trong tự sự anh hùng, gã tấn công một thành phố giữa thời bình.

Việc tốt nhất Odasaku có thể làm với một đối thủ như vậy là buông tay mặc kệ, để Gide và tự sự của gã chìm vào cô độc và hư vô. Song, nhân vật nào có thể chịu nổi sự ruồng bỏ của chính tác giả cơ chứ?

Chúng ta đối mặt với nhân vật có tính lôi cuốn cao hơn mặt bằng chung (Oguri Mushitaro trong manga Bungou sát miêu tả này nhất), thường thường sẽ nói “Có lẽ gã là nhân vật chính của một câu chuyện khác”, mà khi một nhân vật biết tác giả gốc đang ở trước mặt mình, câu chuyện thì chỉ có một, nếu bị ruồng bỏ liền tựa như sáu nhân vật kiếm tìm tác giả dưới ngòi bút Pirandello, vĩnh viễn không được hoàn thành, vĩnh viễn không thể thấy được vận mệnh bản thân, đừng nói đến thuận theo hay phản kháng vận mệnh, nhân vật này chịu sao nổi không đẩy tác giả vào mạt lộ? Vì thế Gide giết chết chủ quán ăn và tụi trẻ dù họ vô tội, buộc Odasaku nghênh chiến gã. Kể từ đó tay Odasaku lại nhuốm máu. Trong lòng Odasaku, cán cân thiên bình phán xét người và vật bắt đầu lệch. Thế giới của anh có thiên hướng giá trị.

2.3, Chữ tài đi với chữ tai một vần

Xin cho tôi nhiều lời một chút: nếu vai ác có giả thiết vừa đẹp vừa có duyên, mục tiêu vừa vĩ đại vừa vô tư, thì vẫn chưa đủ. Điều làm nhân vật phản diện chính thức lột xác thành nhân vật thực ra là phản ứng của nhân vật chính. Lý do sâu xa cho sự thiếu sâu sắc và hời hợt của nhân vật phản diện là do nhân vật chính và tác giả sau màn – họ coi nhân vật phản diện không hơn gì một nhiệm vụ, mà không phải một nhân vật với các mặt “nhân tính”. Đôi khi các tác giả một đằng hi vọng nhân vật phản diện mạnh mẽ, là đối thủ đáng gờm, một đằng lại tin tưởng vững chắc rằng nhân vật phản diện chỉ có thể bị tẩy trắng hoặc là chết. Chúng ta nhìn sang Kyubey của nhà hàng xóm Magica Madoka, nó xuất hiện khiến cho cha Kyoko tự sát, thúc đẩy Sayaka sa đọa, nhưng Homura không thể cho nó đi đời với một viên đạn, cũng không phải cứ Mahou Shoujo khuyên lơn với lưỡi không xương trăm đường lắt léo là nó rút lui. Chỉ khi Madoka thấu hiểu mục tiêu của Kyubey, thậm chí thuận theo lời nó xúi giục và ước nguyện, mới có thể cứu toàn bộ Mahou Shoujo trên toàn thế giới. Sau mười hai tập phim, lập trường của Kyubey không có nhiều thay đổi, nhưng cuối cùng nó lại trở thành trợ thủ đắc lực của Madoka, tựa như nước có thể đánh chìm thuyền cũng có thể nâng thuyền.

Khi đặt vào hoàn cảnh của Odasaku, rất nhiều người đều nghĩ rằng kết cục tốt nhất của anh là giết chết Gide còn bản thân thì né đạn và sống sót nhờ kỳ tích. Ý nghĩ kiểu đó không khác gì trông chờ thế giới dưới ngòi bút Asagiri mở cửa sau cho nhân vật. Giờ tôi muốn dời ánh nhìn đến một nhân vật vô cùng khéo xuất hiện trong Dark Era: Ranpo. Trước trận chiến cuối cùng Asagiri sắp xếp cho ngài thám tử lên sân khấu, chỉ để ngài tung ra spoiler cho bad end sắp tới sao? Tôi không cho là như vậy. Đa số các nhân vật chính với death-flag và bi kịch cắm đầy người thường có quyền lựa chọn trước khi đoạn kết bi thảm diễn ra. Vấn đề không ở mức độ thảm khốc đương kết cục của họ, mà là lý do họ không chọn con đường tươi sáng hơn. Con đường tươi sáng hơn với Odasaku không phải cách né đạn kỳ tích, mà chỉ cần anh yếu thế là đủ. Lúc Ranpo nói “anh không cần đi tiếp”, Odasaku chỉ cần đáp lại một câu, “ngài liếc mắt xem cũng đủ nhận ra chuyến này tôi có đi không có về, vậy ngài có thể giúp tôi đối phó kẻ địch không?” Tính cách của Ranpo sẽ khiến ngài ấy không phớt lờ lời xin giúp đỡ của người khác. Sau đó chỉ cần Odasaku đi theo Ranpo, gặp lại chủ tịch Fukuzawa – người vẫn còn ấn tượng sâu sắc với anh, đạt được sự bảo kê của Yosano – bác sỹ đã làm việc tại Trụ sở được nhiều năm, anh chắc chắn sẽ an toàn.

Nhưng cũng chẳng nên trò chống mẹ gì, sau khi những người quan trọng của anh (tụi trẻ) qua đời, Odasaku cho rằng bản thân anh đã không còn đường lui nữa. Trọng điểm chú ý ở đây không phải là trên thực tế anh có đường lui hay không – từ một góc nhìn khác, vốn dĩ người đã mất tất cả có thể rất mạnh vì lúc này không ai có thể cướp đi bất kỳ điều gì từ họ – mà là việc Odasaku cho rằng bản thân chẳng còn gì cả. 

Chúng ta đều biết một thiết định quan trọng của Odasaku là không giết người. Còn Dazai của Dark Era là giết người như ngóe.

Đối chiếu với sự khác biệt giữa người đọc và tác giả: đều là người ngoài cốt truyện (hoặc là nói ở phía rìa cốt truyện), bọn họ có gì khác nhau?

Tác giả cần quan tâm hướng đi của câu chuyện, bởi vì đó là việc của hắn. Mà người đọc, hoàn toàn có thể không care.

Trên thực tế, bởi vì mỗi vị tác giả đồng thời cũng là độc giả đầu tiên của câu chuyện, chúng ta có thể định nghĩa tác giả là “người đọc cần phải care”.

Do đó cũng có thể lý giải vì sao Odasaku chỉ qua một lần gặp Natsume Sōseki liền hoàn toàn từ bỏ sự nghiệp sát thủ: Tuyệt không chỉ đơn giản là vì “viết tiểu thuyết là viết nhân sinh, cho nên tiểu thuyết gia không thể là sát nhân”. Trong hiện thực, một vị tiểu thuyết gia ưu tú hoàn toàn có thể từng giết người. Điều mà Odasaku muốn nói thực ra là, “Tôi được Natsume sensei (khởi nguồn đề tài câu chuyện) lựa chọn, tôi trở thành tác giả của Yokohama no Monogatari, bởi vậy tôi phải bảo vệ kết cấu của cả câu chuyện cũng như tuyệt đại đa số các nhân vật, tôi không thể vì tiến triển cốt truyện, hoặc mục đích cá nhân, mà khiến nhân vật hy sinh vì tôi.”

Gide xuất hiện trước Odasaku theo an bài của Asagiri, tượng trưng cho một kiểu khốn cảnh của tác giả: Bản chất của sáng tác là một cá nhân suy nghĩ vì tập thể, làm giàu tư tưởng của nhiều người hơn, chân thiện mỹ, tình cảm, hoặc ít nhất là một chút giải trí; nó yêu cầu sự quên mình và vô tư ở mức độ tương đương, yêu cầu tác giả vì người đọc làm ra sự nhượng bộ hợp lý, nhưng khi sáng tác trở thành một chức nghiệp cao thượng bị giai cấp tư sản dân tộc sùng bái tột cùng, một loại sứ mệnh cực đoan không lối thoát, thì lòng kiên trì và sự ngoan cố của người sáng tác sẽ không khác gì sự kiên trì của một đao phủ ngoan cố giết người.

Văn chương đẹp khiến người ta mê muội, cho nên khi một thợ cơ khí trở thành tác giả khoa học viễn tưởng, mọi người trước nhất sẽ giới thiệu ông là tác giả khoa học viễn tưởng, lại bổ sung rằng ông làm thợ cơ khí để sống tạm qua ngày; một nhà thơ nhí thiên tài cho dù gác bút, chạy đến châu lục khác hành nghề con buôn, thì nhà thơ cùng thời đại và các độc giả đời sau vẫn cứ coi cậu là một thi nhân. Tuy nhiên nếu cho rằng ngoài sáng tác ra thì không cần bỏ công sức cho việc khác, ngoài sáng tác ra thì không còn cách khác để khẳng định bản thân, ngoài sáng tác ra thì mọi việc khác chỉ phục vụ sống còn trong chớp mắt – thì tín ngưỡng kiểu này khác gì bè lũ người quan niệm rằng ngoài nghiện hút và giết người ra thì chẳng còn gì đáng để sống? Hoạt động nào nếu bị tung hê lên tận mây xanh, phủ định hết thảy người và vật trở ngại nó, hạn chế tự do của bản thân và người khác, thì hoạt động ấy có đúng không? Thế giới tuy có kẻ tốt nhất nên nằm yên dưới mồ, nhưng không hề có người không thể không sát nhân. Thế giới tuy có những câu chuyện vĩ đại nhất lưu danh ngàn đời, nhưng không có người không thể không sáng tác.

Một điểm đặc thù của văn học là nó “phản khoa học”: nó không thừa nhận tính duy nhất của đáp án đúng. Nó phủ định sự thống trị độc tài. Nó phủ định kỳ thị chủng tộc. Nó phủ định Phallocentrism. Nó phủ định chủ nghĩa xã hội Darwin. Nó phủ định chủ nghĩa dân tộc Sô vanh. Nó phủ định bất kỳ điều gì quá mức tự cao. Tương tự vậy, khó mà tưởng tượng nó sẽ không phủ định sứ mệnh sáng tác của bản thân tác giả. Nhìn vào các nguy cơ mà một tác giả có thể gặp mà xem: nỗi lo kinh tế, không đủ thời gian, sự phản đối của người nhà hoặc bạn bè, sự phủ nhận của giới xuất bản, chiến tranh, đàn áp, còn có nỗi cô độc luôn thường trực, nhưng trong những nguy cơ ấy, có nguy cơ nào khó giải quyết bằng “bản thân tác phẩm không lựa chọn ngài” không?

Sở dĩ Odasaku và Gide đều không thắng, không chỉ vì skill singularity, càng bởi vì bọn họ đều là kẻ bại: Gide cảm thấy gã không thể ra đi thanh thản trừ khi chết trận trên sa trường, Odasaku cảm thấy nếu anh đã giết người thì không thể an tâm mà sống tiếp. Nói cách khác, tiêu chuẩn của cả hai đều quá thấp.

“Thời khắc quyết định đã gần kề,” Gide nói trong thế giới vô tận đó.

“Nói tôi nghe, Gide,” tôi đáp lại. “Anh có từng muốn theo đuổi thứ gì khác? Anh chưa từng thử thay đổi cách sống? Ít ra không phải tìm kiếm chiến trường hay một nơi an nghỉ…”

“Đổi cách sống? Không đời nào.” Gide cười nhẹ. Một vệt muộn phiền vụt qua mắt anh. “Tôi thề với đồng đội rằng mình sẽ chết như một người lính. Không thể là gì khác.”

Nòng súng của chúng tôi chĩa vào nhau. Nhưng trong thế giới vô tận này, tôi và anh ta chuyện trò như bạn cũ. Gide nhìn tôi đăm đăm và tôi thấy sự chân thành trong mắt anh.

“Có lẽ… một lúc nào đó tôi đã có thể đổi cách sống. Nếu như tôi thử đổi cách sống sớm hơn, biết đâu tôi có thể theo đuổi thứ khác, như cách anh ngưng giết người. Nếu quyết tâm của tôi mạnh mẽ cỡ anh, có khi đến một ngày tôi cũng sẽ…”

“The final moment is near,” Gide said in that world of eternity.

“Tell me something , Gide,” I said back. “Did you never want to go after something else? Couldn’t you have changed how you lived your life somewhere down the line? Something different from searching for a battlefield or a place to die…”

“Change the way I live? There is no way I could have done that.” Gide smiled. A glimmer of sorrow flickered within his eyes. “I promised my allies that I would die as a soldier. Nothing else was possible.”

We pointed our guns at each other. However, in the world of eternity, we quietly faced each other and talked like friends. Gide looked at me, I could see the sincerity in his eyes.

“But… perhaps I could have changed my life at some point. Maybe if I had tried to change earlier in life, then perhaps I could have become something else… just like you stopped killing others. If I had the strength you had, then maybe one day I, too, could have…”

3, Sức mạnh của người đọc, con nhím, hoài nghi về “cứu rỗi”

Thử tưởng tượng nếu Dazai là người giữ dị năng biết trước, vậy anh hoàn toàn có thể trốn Gide đến hết đời, bỏ mặc Gide tự sinh tự diệt, cũng sẽ không ngại Gide giết chết những người quan trọng đối với anh. Điều này không đồng nghĩa với Dazai không có những người như thế trong đời. Anh có Akutagawa, có Odasaku. Song, Dazai so với Odasaku càng tiếp xúc với cái chết nhiều hơn, anh là điều hành viên tay nhuốm máu tươi của Mafia Cảng. Về phía anh, dù tương lai anh nhàn cư ở nhà hay bị bắt giam theo như cốt truyện manga, thì anh đều có thể tiếp thu. Về phía anh, tựa Hirotsu dành cả đời tận trung cho Mafia, hay giết Mori Ōgai để thượng vị như cách Mori Ōgai giết tiền thủ lĩnh, thậm chí học Fyodor Dostoevsky mang theo vài người chạy ra nước ngoài làm loạn, anh hoàn toàn có khả năng làm được miễn là có đủ lý do. Dazai không care, hay nói một cách chính thức hơn, sự bình tĩnh và lạnh nhạt của một “người đọc” trở thành ưu thế trời ban khi đối mặt Gide.

Giờ ta quay lại với “Tác giả đã chết” được nhắc đến ban đầu: Khi đang đọc sách, mỗi người chúng ta chính là một bản Bungou Dazai. Chúng ta sẽ gặp rất nhiều nhân vật, số ít trong đó tựa như Gide: tuy rằng có vô vàn sự lựa chọn, lại khăng khăng bản thân chỉ có một con đường duy nhất; rõ ràng là một sự tồn tại hùng cường, lại cảm thấy bản thân không khác gì một cái xác không hồn. Sau khi chúng ta đọc tóm tắt, bình luận, diễn thuyết của tác giả, phỏng vấn ký sự, thư từ riêng tư và nhật ký, chúng ta càng kề bên tuyệt vọng và nhận ra rằng, dù cho tác giả không nhất thiết phải có quan điểm tương đồng với nhân vật, thì hắn cũng bị trói buộc bởi thời đại; thái độ của hắn trong mắt chúng ta – cái nhìn thời đại này – cũng quá ư ngoan cố.

“Iliad” dạy về vinh quang vượt trội của chiến thắng vũ trang, nhưng Dante lại thích nhìn tư thù chịu tra tấn vĩnh hằng. Quan niệm cá nhân về đạo Cơ Đốc của Tolstoy khác biệt một trời một vực với bất kỳ ai trong chúng ta, và Fyodor Dostoevsky chỉ trích chủ nghĩa phản Do Thái, chủ nghĩa mông muội, hay sự thiết yếu của gông xiềng nhân tính. Nói về quan điểm chính trị của Shakespeare, chúng gần như tương đồng với các nhân vật trong Corialanus dưới ngòi bút ông, kể cả quan điểm tự do ngôn luận và tự do báo chí của Milton cũng không thoát khỏi hạn chế từ phương thức xã hội. Spenser hân hoan khi tàn sát khởi nghĩa Ireland, còn tính tự mãn của Wordsworth có thể tung hô thi ca của bản thân trên tầm mọi thành tựu của người khác.

The Iliad teaches the surpassing glory of armed victory, while Dante rejoices in the eternal torments he visits upon his very personal enemies. Tolstoy’s private version of Christianity throws aside nearly everything that anyone among us retains, and Dostoevsky preaches anti-Semitism, obscurantism, and the necessity of human bondage. Shakespeare’s politics, insofar as we can pin them down, do not appear to be very different from those of his Coriolanus, and Milton’s ideas of free speech and free press do not preclude the imposition of all manner of societal restraints. Spenser rejoices in the massacre of Irish rebels, while the egomania of Wordsworth exalts his own poetic mind over any other source of splendor.

“Chính điển phương tây” – Harold Bloom

Người đọc chúng ta cực kỳ may mắn rằng, chúng ta không cần coi tác phẩm tương đương toàn bộ giá trị quan của một cá nhân, mà hãy coi nó là một đoạn ghi chép xem xét, phê bình và phục chế toàn bộ giá trị quan, là tập hợp những ngôn từ mỹ lệ khiến người bất an, tựa như Kafka đã nói, lưỡi rìu bổ toang biển băng trong lòng ta[5]. Nó không những có thể bổ người đọc, nó còn có thể bổ tác giả, cũng càng nên bổ tác giả. Không sai, người đọc có thể quẳng sách đi bất cứ khi nào họ muốn, nhưng nó chẳng là gì với việc họ có thể dùng phương thức của chính họ để diễn giải câu chuyện, từ đó có quyền dùng sách của người phê bình ngược lại người.

“Anh là đồ ngốc, Odasaku. Ngốc nhất trần đời luôn[…] Đâu cần phải đến mức này. Anh đâu cần phải chết.”

“You’re such an idiot, Odasaku. The biggest idiot I know[…] You didn’t have to do this. You didn’t have to die.”

Song, tiểu thuyết phải có tính nghiêm túc nhất định, nó cũng cần tránh dùng một tràng giang đạo lý để dạy đời người đọc. Nòng cốt câu chuyện cần được ẩn giấu kỹ càng đằng sau câu từ lôi cuốn, khiến người đọc gãi đúng chỗ ngứa mà đặt bước chân đầu tiên của lý giải; họ tự nguyện dùng phương thức của bản thân để kiếm tìm nòng cốt, tác giả cũng không hề chờ mong mỗi vị độc giả sẽ tìm ra nó. Đại diện cho việc này trong cốt truyện chính là khi Odasaku không thể chạm vào nội tâm Dazai Osamu.

Một luật bất thành văn trong giới Mafia là đừng có chõ mũi vào việc không phải của mình. Không ai được phép đào bới nội tâm người khác rồi phán xét sự tăm tối ẩn sâu trong lòng họ. Một điểm tốt hiếm hoi về giới Mafia.

Nhưng mà, có lẽ, đó không phải là cách giao hữu đúng — ít nhất là với người đang ngồi cạnh tôi đây. Có lẽ ai đó nên trói anh ta lại, mở toang lồng ngực anh ấy ra rồi nhét vào một cái máy hút bụi. Sau đó, đương lúc anh ta gào khóc đến độ họ phải đấm cho câm họng, họ cũng hút phăng lồng ngực anh ta đến mẩu cuối cùng, nghiền chúng ra bã.

Song thực tế chẳng có cái máy hút bụi nào như thế hết. Lồng ngực cũng chẳng mở toang ra như vậy, và cũng chẳng có ai khả thi làm được điều đó. Những điều ta thấy là tất thảy, và thảy những điều ta thấy, ta lờ đi. Ta chẳng thể làm gì khác ngoài ngậm miệng đứng chết trân trước khe sâu ngăn cách ta với họ.

It’s an unwritten rule in the Mafia to not stick your nose where it doesn’t belong. One must never open the door to another’s heart and try to judge them for the darkness tucked within. That was one nice thing about the Mafia.

But maybe, just maybe, that was the wrong approach—or at the very least, when it came to the man sitting next to me. Somebody probably should’ve tied him up, pried his chest open, and stuffed a vacuum cleaner inside. Then, as he screamed and cried until they needed to punch him to shut him up, they’d suck every last bit out of his chest and stamp it into the ground.

But in reality, such a vacuum didn’t exist. Chests don’t open up like that, and no one is capable of such feats. What we see is everything, and everything we see, we ignore. All we can do is stand before the deep ditch between us and others and keep silent. 

Schopenhauer từng dùng con nhím để so sánh quan hệ xã hội: quá xa nhau thì không thể sưởi ấm cho nhau, ôm nhau quá chặt lại bị gai đâm cho người đầy thương tích. Mỗi người có định nghĩa riêng cho không gian cá nhân, từ khoảng cách vật lý an toàn, đến đề tài nhạy cảm khi nói chuyện – chúng đều tùy thuộc vào mỗi người. Từ việc nhỏ như không biết về vùng an toàn của đối tượng cũng đủ để chấm dứt rất nhiều cuộc đối thoại. Tuy Bungou không ngừng cường điệu rằng Dazai vượt xa người bình thường, kẻ thiên tài đa mưu túc trí, nhưng sự xa cách trong tức cảnh của Odasaku lại áp dụng cho bất kỳ một người bình thường nào. Cố hết sức thu nhỏ sự ngăn cách này, từ cô độc hướng về bác ái và đoàn kết, chính là một trong số rất nhiều ý nghĩa của sáng tác. Với một độc giả không care, sự lựa chọn đơn giản hơn nhiều là đáp trả rằng: nếu anh chị không care thế giới này tôi đây cũng không thèm care anh chị, nhưng Odasaku chọn cách gian nan hơn: Anh chị không care thế giới này cũng không hề gì, tôi không tính toán chi li với anh chị, nhưng lòng tôi vẫn hết mực care anh chị.

Bởi vậy thất bại lớn nhất của Odasaku theo ý tôi không phải là việc anh không thể sống sót sau lúc lưỡng bại câu thương với Gide, mà là anh không thể dặn dò Dazai “gia nhập phe cứu người” sớm hơn. Điều nhắn gửi này đặt trong cốt truyện chẳng lẽ phải đợi đến khi Odasaku sắp hấp hối mới cất nổi thành lời hay sao? Chẳng lẽ đến khi Dazai và Mori Ōgai đàm phán thất bại mới nghe lọt tai sao? Thực ra xuyên suốt cốt truyện của Dark Era đã có rất nhiều lời trích về sự phiền não của Dazai, từ “Hãy đánh thức ta dậy khỏi thế giới mục ruỗng này đi” đến “Tôi gia nhập Mafia vì muốn hiểu rõ bản chất của nhân loại, tìm ra mục đích sinh tồn”, và sau khi Dazai thốt lên những lời này, Odasaku hoàn toàn có thể hỏi anh rằng, vậy anh có từng nhận thức được rằng mục tiêu của anh không hề liên quan gì đến việc anh ở phe cứu người hay phe giết người? Từ nhỏ Dazai đã biết Mori Ōgai không phải hạng người lương thiện, anh không cần chờ đến khi Odasaku bị mang ra để đổi lấy giấy phép mới có ý định bỏ ông ta để đầu quân cho Trụ sở thám tử vũ trang.

Ngoại trừ nguyên nhân mang tính hài kịch ra, Odasaku không thể nói ra những lời này sớm hơn, bởi vì anh xem nhẹ sức ảnh hưởng của bản thân với Dazai. Từ ảnh hưởng của những dặn dò này lên Dazai, lời bình phẩm của Odasaku về Dazai là chuẩn xác. Đúng là không ai có khả năng mở lồng ngực Dazai ra rồi nhét máy hút bụi vào, lại bồi thêm mấy cú đấm, nhưng cũng không cần có người như vậy. Chỉ cần đôi câu vài lời của Odasaku, Dazai đã có thể nhìn nhận bản thân từ góc độ khác. Đây là sức mạnh của ngôn từ. Đây là sự cảm thông của tác giả với người đọc, vì tác giả chỉ ra vấn đề nơi người đọc, cũng là sự phản kháng từ tác giả đối với người đọc, vì sự toàn tâm toàn ý của hắn lại như công dã tràng mà hy vọng một kẻ không care có thể hơi care một chút, có thể ôm một tia thiện ý bé nhỏ mà đọc câu chuyện này, le lói một chút tin tưởng chân thành, nhen nhóm một ít mong chờ phù hợp chân thiện mỹ.

Ngôn từ và văn chương đương nhiên sẽ không làm độc giả thành người tốt hơn hay xấu đi. Chúng nó không hơn gì những rung động trong không khí, vết bẩn từ mực nhòe, hoặc chuỗi ký tự trong cơ sở dữ liệu. Thảy nghệ thuật đều là vô dụng[6]. Chúng không thể thay thế tiền tiêu, không thể như cơm ăn, cũng không thể thay đổi thời đại hay kết cấu xã hội. Nhưng khi văn chương ra đời từ cô độc, nó khiêu chiến sự ngăn cách giữa người với người, nên nó mới có khả năng khiến người ta trực diện nỗi cô độc đúng cách, thậm chí hình thái cuối cùng của nỗi cô độc này: người phải đối mặt sự thật rằng bản thân cũng sẽ giã biệt cõi đời.

Hai con nhím không dám ôm gai nhọn trên người nhau, nhưng giao tiếp giữa người với người đâu chỉ có ôm?

Trước khi Odasaku chết, nếu Ango mới là người tìm được anh, anh sẽ không khuyên Ango bỏ của chạy lấy người. Đều không phải Ango khuyết thiếu tài năng hay năng lực tiếp thu kém hơn Dazai. Phía trước cũng viết: việc Ango làm trong mắt Odasaku không phải khó thể tha thứ. Odasaku chỉ có thể khuyên Dazai “sang phe cứu người”, bởi vì chỉ có Dazai là kẻ không care. Anh không cần chiến trường cũng không cần tiểu thuyết, thậm chí anh còn chẳng cần bản thân phân biệt chính nghĩa hay tà ác. Phải chăng thanh niên trẻ mất phương hướng này đã hết thuốc chữa? Ngược lại hoàn toàn, khả năng của anh là vô hạn. Vì thế ý tưởng của Odasaku lúc đó – với tư cách một tác giả có trách nhiệm với xã hội – tốt nhất vẫn nên dẫn dắt vị độc giả này về phe cứu người, khiến anh ta mở lòng một chút đón nhận nhân sinh quan bình thường.

Hai người không thể bước vào thế giới nội tâm của nhau cũng không sao, những lời nên nói đã nói. Nếu như anh ta nghe lọt thì sao.

Về Odasaku và Dazai, đại khái đây là những gì tôi có thể chia sẻ. Còn có một ít có thể bổ sung như sau: 

Asagiri đã từng viết, dùng góc nhìn của Dazai để kể chuyện rất thách thức, tâm lý của Dazai rất khó bị nắm bắt. Nhưng thông qua tự thuật của Dark Era, đặc biệt là sau phần mở đầu khi Odasaku đoán bản thân sắp chết, tôi thử một hướng lý giải khác: người kể chuyện thật sự của Dark Era chính là Dazai của mấy năm sau. Từ nhân vật “tôi” trong đại đa số các chương (Odasaku), đến người dẫn chuyện không tên ở số ít chương, hậu kỳ đều là rời Mafia Cảng, chân tướng là thông qua điều tra của Ango, sau đó vì Dazai hoài niệm bạn cũ mà viết truyện ký. Anh cuối cùng cũng trải nghiệm và quan sát Odasaku, đồng thời thông qua góc nhìn của Odasaku mà xét nét bản thân trong quá khứ. Anh thấy được khía cạnh thiên tài của bản thân trong mắt người thường, cũng nhìn thấy người bạn tâm sự được nhưng khó trải lòng trong mắt Odasaku. Thông qua ký ức, ký sự và tự thuật, Dazai tự cứu rỗi bản thân.

Song, cũng không thể hoàn toàn chắc chắn tin lời “người sinh ra là để tự cứu bản thân, tận đến khi hấp hối mới biết rõ điều này”, Odasaku không hề nói vậy, Natsume Sōseki lại càng không, quan điểm đó là của nhân vật sát thủ trong tiểu thuyết của Natsume Sōseki, dưới ngòi bút của Asagiri. Quan điểm của gã không thể đại biểu cho quan điểm của Asagiri, cũng không cần độc giả chúng ta diễn giải và tin tưởng. Trên Bilibili có người nói chủ đề của toàn bộ Bungou chính là cứu rỗi, ví như tiểu thuyết của Natsume Sōseki cứu rỗi Odasaku, Odasaku cứu rỗi kẻ sống trong bóng đêm nhưng vẫn vươn ra ánh sáng như Dazai, tương tự như Nakajima Atsushi cứu Kyouka Izumi từ trong bóng đêm vươn mình ra ánh sáng, vân vân, tôi chỉ lặng lẽ không đồng tình.

Định nghĩa cứu rỗi của từng người không giống nhau, đối trọng trong tối – ngoài sáng khá đơn giản mà cũng tẻ ngắt, khi phân tích nhân vật không thể trắng trợn bình phẩm “nhìn như là người kiểu X, nhưng thật ra là dạng người Y” vì có khác gì phương pháp lột hành tây, rốt cuộc khái niệm đa nhân cách từ thời tiểu thuyết gia Fyodor đã là đề tài lớn trong giới văn học. Nếu tôi nói dưới góc nhìn người đọc sách, tiểu thuyết trước nhất vẫn cần được coi là tiểu thuyết dùng để đọc, thơ cũng là thơ để đọc. Chúng nó đầu tiên là ngôn từ, rồi mới là cứu rỗi. Đại đa số câu chuyện chưa từng là, không phải là, cũng không nên là sách Phúc âm. Từ những cuốn sách như Súp gà cho tâm hồn, hay là mấy ý tưởng vụn vặt trong đầu các chính khách, sau đó tìm kiếm luận cứ phù hợp trong thơ ca và tiểu thuyết để chứng minh, không hề là kết tinh tình yêu với tiểu thuyết cùng thơ ca, mà điều ấy càng giống như đứng ngoài nhìn chằm chằm chúng nó để thủ dâm tinh thần.

Dù cứu rỗi bản thân hay cứu vớt người khác, sự cứu rỗi vĩ đại nhất không phải là từ bóng tối đi về hướng ánh sáng, mà là việc thấu hiểu rằng anh không cần từ bóng tối đi về hướng ánh sáng. Không cần phải buông súng lục để cầm bút máy, mà phải hiểu rằng cầm súng hay cầm bút đều có quyền tồn tại. Không phải tuyệt đối tin vào bất kỳ điều gì, mà phải chấp nhận rằng bất kỳ loại hình tự sự nào đều không hoàn hảo, chấp nhận hàng ngày bản thân có khả năng bị san thành thành bình địa, rồi được trùng kiến từ đống đổ nát, thậm chí chấp nhận rằng nơi chúng ta chôn rau cắt rốn và trưởng thành không hề là trung tâm vũ trụ, chấp nhận rằng thường thức của bản thân có lẽ chỉ là thành kiến. Đừng có từ một dạng tự sự cực đoan này nhảy sang một dạng tự sự cực đoan khác, vứt bỏ một thành kiến nhưng lại nhặt lên một thành kiến khác. Ý nghĩa của cuộc sống luôn là ba phải đằng nào cũng đặng, nếu chỉ trông mong một từ “cứu rỗi” chung chung, vẫn là quá kiêu ngạo.

Chẳng sợ một ngày ngày kia tôi cầm bút bắt đầu sáng tác, tôi càng muốn đặt bản thân vào vai trò độc giả, thay vì là một tác giả quyền uy với khả năng ảnh hưởng lên toàn bộ cốt truyện lẫn phản ứng của người đọc. Tự đáy lòng tôi dù có kính nể người như Oda Sakunosuke đến mấy, nhưng tôi càng hy vọng bản thân sống thành một vị Dazai Osamu.

[end]


References (and ranting and reading materials)

 

[1] Khái niệm triết học instrumental rationality (công cụ lý tính) và value rationality (giá trị lý tính): vế trước nhắm tới đề cao hiệu suất để đạt được mục đích, vế sau chỉ quan tâm giá trị tự thân của hành động, không quan tâm quá trình, hiệu suất, hay hậu quả.
[2] Nguyên văn là thổ tào (吐槽), từ lóng dân mạng Trung Quốc, ý chỉ móc mỉa, trào phúng.
[3] Tác giả đang liên hệ Tiệm vạn năng của Gin-chan trong Gintama.
[4] Ám chỉ sinh hoạt lý tưởng, bắt nguồn từ lời Cao Hiểu Tùng (高晓松), rằng thế giới này không chỉ có cẩu thả trước mắt, còn có thơ và phương xa.
[5] “We need books that affect us like a disaster, that grieve us deeply, like the death of someone we loved more than ourselves, like a suicide. A book must be the axe for the frozen sea within us. That is my belief.” – Franz Kafka.
[6] “All art is quite useless.” – Oscar Wilde.

Leave a comment